ĐỘNG THIÊN TÔN VÀ NHỮNG VĂN BIA MA NHAI

05/04/2022

ĐỘNG THIÊN TÔN VÀ NHỮNG VĂN BIA MA NHAI

Động ở chân núi Dũng Đương xã Đa Giá Hạ, xưa còn gọi là La Xá, sau thuộc xã Ninh Mỹ, huyện Gia Khánh, nay thuộc thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư. Người xưa gọi đây là động Thiên Phúc Địa. Từ thưở xa xưa cây cối mọc um tùm khắp núi. Trong núi có dòng nước nhỏ chảy từ trên đỉnh núi dội nước xuống lòng núi, tạo thành một cái giếng, dân gian gọi là giếng Tiên. Nước giếng Tiên lại chảy ra sông Cái (sông Đáy), rồi đổ ra biển. Cũng vì thế mà người ta đặt tên núi là Dũng Đương Sơn. “Dũng” là nước chảy từ trên xuống, “Đương” là chặn/cản lại. Tên núi được người ta đắp chữ ở cổng trước khi vào động. Song dân gian chỉ quen gọi là núi Thiên Tôn, động Thiên Tôn. Dũng Đương hay Vũ Đương Sơn mới là tên chữ nguyên thủy của núi. Trong động thờ thần Thiên Tôn,  theo truyền lại, thần là Huyền Thiên Thượng đế Đăng Ma Thiên Tôn, bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian. Thần đã đầu thai nhiều kiếp, sau đó làm hoàng tử ở Tĩnh Lạc Quốc, rồi đi vào Vũ Đương Sơn tu luyện. Tấm bia đá ở ngoài cửa động khắc bài ký của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị (1805-1881) có đoạn: “Nước Nam ta thờ thần từ thời An Dương Vương. Thần trừ diệt yêu ma, được xếp vào bậc nhất danh thần.”

Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại và truyền thuyết vùng Đa Giá thì khi Đinh Bộ Lĩnh tiến hành công cuộc dẹp loạn 12 xứ quân, thường đến động Thiên Tôn làm lễ cầu thần phù hộ. Quả nhiên thần linh ứng ngầm giúp vua giành nhiều thắng lợi. Sau khi dẹp tan 12 xứ quân, nhớ công ơn của thần, vua Đinh phong cho thần là An quốc Tôn Thần (vị thần giữ gìn cho đất nước bình yên). Vua ra lệnh sửa sang động Thiên Tôn, tạc tượng thần. Xây đền thờ thần ở phía đông của động, gọi là An Quốc tôn thần từ, (ngày nay là đền Đa Giá hạ). Thế kỷ X, khu vực động Thiên Tôn nằm gần con đường đô thiên, lại là tiền đồn của kinh đô Hoa Lư. Có lẽ ở khu vực này, được xây dựng nhiều công trình, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có thể là một trạm tiếp khách, có thể là nơi tế lễ, bố cáo trời đất của nhà vua.

Sau khi dời đô ra Đại La, vua Lý Thái Tổ vẫn cho xây dựng ở nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn. Đến thời Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo khu vực này đều được chú ý xây dựng, tôn tạo. Trong động Thiên Tôn vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật thờ tự có giá trị văn hóa, lịch sử; Đặc biệt còn lưu giữ nhiều văn bia ma nhai đề, vịnh khắc trên vách đá, như bài thơ của quan Thượng thư bộ Hộ, đại thần Viện Cơ mật, hiệu là Song Khê, Đoan Trai. Đề (tạc) tháng đầu mùa hè năm Canh Tý niên hiệu Thành Thái năm thứ 12 (1900).

Phiên âm:

Cựu du trùng phỏng Thiên Tôn động

Linh tích cung chiêm Trấn Võ thần

Thục đế sơn hà kim tạc mộng

Hà nan thủ kiếm diệt yêu phân?

          Hay văn bia Long Khánh ngũ tuế Bính Thìn (ngày 2 tháng 2 năm 1376) tạc như sau:

Chữ Hán:

                        [      ]

. , , , , [] , ; , ; 西 []  ; , ; , , . [] .

, , .  

Phiên âm

Long Khánh ngũ tuế, Bính Thìn, nhị nguyệt sơ nhị nhật. Tại Chương Sơn châu, Quả Viên phường, kim ngụ Đa Giá hương, Đa Mục phường, phụng đạo []  nhị Trần Phương Bình, bảo hệ điền đức, hữu thổ trạch tại Khả trương viên tiền quán xã dụng thiêm can; đông trường ngũ thập ngũ, cận quan trung điền; tây trường ngũ thập nhất ngũ, cận Lạc Điêu Tam Đô [] phiên Nguyễn Đống; nam trường ngũ thập nhị ngũ, cận Nguyễn Thị điền, bắc trường tam thập nhị ngũ, cận tiểu đạo nhập thuỷ, sơ giới. Đoan ư  []  Đại Thánh nham thứ Tam Bảo.

Phục vọng nguyện chư hồn siêu phách độ, tôn tử bình an, dữ sinh dân chúng vĩnh đồ toại quả. 

          Dịch nghĩa:

Ngày 2 tháng 2 năm Bính Thìn niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1376). Ở phường Quả Viên châu Chương Sơn, nay ngụ ở phường Đa Mục, hương Đa Giá, để tu đạo.. Trần Phương Bình... có nền đất ở trước Khả Trương viên; đông dài 55 ngũ, gần ruộng quan điền, tây dài 51 ngũ gần Lạc Điêu Tam Đô ...Nguyễn Đống; nam dài 52 ngũ, gần ruộng của Nguyễn Thị, bắc dài 32 ngũ, gần đường nhỏ, đầu cánh ruộng nước. Mảnh ruộng này... nằm ở khu chùa núi Đại Thánh.

Cúi trông nguyền cho hồn phách đặng siêu thăng, con cháu được bình yên, cùng với sinh dân dài lâu thoát khỏi con đường tối tăm khổ ải./.

Bia ma nhai là tập hợp những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể bao hàm trong đó là những nguồn sử liệu quý giá nên cần được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống xã hội. Để làm được điều đó, các ngành chức năng, địa phương có văn bia cần quan tâm bảo quản tốt văn bia, đẩy mạnh công tác dịch nghĩa tập hợp thành bộ sưu tập đầy đủ trên cơ sở các bản rập văn bia nhằm giúp cho việc chỉnh lý, biên soạn nội dung và lập các bảng tra cứu để tiện sử dụng, nghiên cứu; đồng thời trưng bày quảng bá, tạo thuận lợi trong việc khai thác giá trị nội dung để tôn vinh giá trị những di sản văn hóa của dân tộc./.

KIM CÚC