VĂN BIA CHÙA BÀN LONG

29/11/2022

VĂN BIA CHÙA BÀN LONG

Tại tỉnh Ninh Bình, văn bia khắc chữ Hán Nôm phân bố chủ yếu ở các di tích. Đây là loại văn tự chứa đựng những thông tin nhiều mặt về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nội dung văn bia phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội đương thời : Ghi chép công việc khởi lập, sửa chữa đền, miếu, đình, chùa, văn bia xưng tụng công đức, ghi chép về miếu vũ thần linh, ca ngợi cảnh đẹp núi sông, thắng cảnh, ca tụng biểu dương việc tích đức nghiệp của một số người.

Một trong những ngôi chùa còn lưu trữ khối tư liệu lớn về văn bia khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư là chùa Bàn Long (chùa tọa lạc tại Thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Với 8 văn bia hiện đang bản quản tại chùa đã cung cấp nguồn sử liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu về chùa Bàn Long.

Văn bia số 1:  造作蟠龍寺像碑銘并字

Phiên âm: Tạo tác Bàn Long tự tượng bi minh tịnh tự

Tạm dịch: Bia ghi bài tựa và minh về việc tạo tác tượng Phật chùa Bàn Long. Tiết giữa xuân, tháng 2 năm Giáp Thìn □□. Tri phủ Trường Yên □□□ soạn.

Văn bia số 2:  本村諸員人進供奉銘以下

Phiên âm: Bản thôn chư viên nhân tiến cúng phụng minh dĩ hạ.

Tạm dịch: Viên chức cùng các người trong thôn tiến cúng ghi.

Văn bia số 3:  安慶府安慶縣溪頭社上村

Phiên âm: Yên Khánh phủ, Yên Khánh huyện, Khê Đầu xã, Thượng thôn. Niên đại của văn bia: ngày 13 tháng 7 năm thứ 6 đời vua Minh Mệnh (1827).

Văn bia số  4: 安慶府安慶縣武林總溪頭社上村

Phiên âm: Yên Khánh phủ, Yên Khánh huyện, Vũ Lâm tổng, Khê Đầu xã, Thượng thôn.

Niên đại của văn bia: Ngày tốt, tháng 10 năm thứ 29 đời vua Tự Đức (1876).

Văn bia số 5:   后寺碑記

Phiên âm: Hậu tự bi ký

Tạm dịch:  Bia ghi thờ hậu ở chùa

Văn bia số 6:  成泰三年辛卯春

Phiên âm: Thành Thái tam niên Tân Mão xuân.

Tạm dịch:  Mùa xuân, Tân Mão, năm thứ 3 đời vua Thành  Thái (1891).  (Người đề thơ là Nguyễn Viết Bình, hiệu Hương Phẩm Sơn, đỗ Tiến sỹ khoa Ất

Sửu, làm Tri phủ Yên Khánh).

Văn bia số 7:   保大己卯秋

Phiên âm: Bảo Đại Kỷ Mão thu.

Dịch nghĩa: Đề thơ vào mùa thu năm Kỷ Mão, đời vua Bảo Đại (1939).

Văn bia số 8 嘉慶縣武林總溪頭社上村鄉會兵民仝村等立碑事

Phiên âm: Gia Khánh huyện, Vũ Lâm tổng, Khê Đầu xã, Thượng thôn. Chức sắc Hương hội Binh dân đồng thôn đẳng lập bi ký.

Tạm dịch: Chức sắc, Lí dịch, Hương hội, binh dân trong thôn Thượng, xã Khê Đầu, tổng Vũ Lâm, huyện Yên Khánh, lập bia ghi sự việc.

Niên đại: Lập bia ngày 9 tháng 9 năm thứ 13 đời vua Bảo Đại (1937). Bia dựng tại chùa để mãi về sau còn thực hiện.

Về nội dung 8 văn bia cụ thể như sau:

+ 01 văn bia ca ngợi cảnh đẹp danh lam thắng cảnh.

+ 01 văn bia ghi bài tựa và minh về việc tạo tượng Phật chùa Bàn Long.

+ 03 văn bia ghi chép ruộng cúng giỗ, gửi giỗ, lập nơi thờ Hậu Phật, Hậu thần, định điều lệ để thực hiện.

+ 02 văn bia ghi tên những người đóng góp tiền, gạo, công đức vào chùa.

+  Đặc biệt bia ghi thờ Hậu ở chùa, ngoài công đức của người được lập Hậu Phật, còn ghi rõ việc cúng Hậu, quy định lễ phải sắm như sau :

一忌列百歲後其耕田人列定各齐礼????二品????蕉一????鷄一隻????一盤價米六斗酒一坪芙榔三十口并茶水玆例

(成泰二年仲春造碑記)

Tạm dịch: Ngày giỗ của các bà sau khi trăm tuổi về già, người trồng cấy số ruộng trên phải sắm lễ: 12 chiếc oản, 1 nải chuối, 1 con gà, xôi 1 mâm (nấu 6 đấu gạo), 1 bình rượu, trầu cau 30 miếng, cùng nước chè, cứ theo lệ này.

(Niên đại: tạo lập văn bia vào tháng 2, năm thứ 2 đời vua Thành Thái (1890)

Đa phần bia chùa Bàn Long là bia ma nhai, trải hàng trăm năm, những biến cố, thăng trầm của thời gian, đã mờ nhiều chữ hán, mất nét. Văn bia là tài sản quý giá, phong phú về nội dung và hình thức, có giá trị lịch sử, văn hóa góp phần bổ sung cho kho tàng Di sản văn hóa của Ninh Bình. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn bia chùa Bàn Long, trong thời gian tới cần thực hiện đẩy mạnh công tác rập văn bia và tập hợp thành bộ sưu tập, đồng thời trưng bày quảng bá, tạo thuận lợi trong việc khai thác giá trị nội dung để tôn vinh giá trị những di sản văn hóa của dân tộc./. Theo thời gian, di sản văn hóa quý giá này đang đứng trước nguy cơ nấm mốc, mai một cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

 Văn bia ma nhai còn lưu giữ trong động chùa Bàn Long 

Mai Uyên