CÔNG TÁC BẢO TỒN NÚI ĐÁ QUA VIỆC NGHIÊN CỨU BIA MA NHAI Ở THÔN CHI PHONG, XÃ TRƯỜNG YÊN

15/08/2023

CÔNG TÁC BẢO TỒN NÚI ĐÁ QUA VIỆC NGHIÊN CỨU BIA MA NHAI

Ở THÔN CHI PHONG, XÃ TRƯỜNG YÊN

Văn bia bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, trải qua hơn 1700 năm lịch sử, văn bia đã hình thành, phát triển, tái hiện tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa, xã hội của Việt Nam. Văn bia là những trang sử đá ghi chép lại những hoạt động, sự kiện của con người trong lịch sử, là một nguồn sử liệu quan trọng nhằm góp phần nghiên cứu trên nhiều khía cạnh diện mạo của xã hội trong từng thời kỳ. Theo thời gian, cùng với quá trình phát triển và không ngừng hoàn thiện là sự mở rộng các loại hình văn bia và các loại hình di tích, văn bia đã ngày càng trở nên phổ biến, trở thành kho tàng văn khắc vô cùng quý giá của dân tộc.

Trong khu di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư còn bảo lưu rất nhiều văn bia ma nhai, mà mọi người vẫn truyền nhau là mài sườn núi viết bia, trên vách núi thường có văn bia được viết chữ Hán hoặc chữ Nôm. Nằm trong khu thành nội kinh đô Hoa Lư, nay là thôn Chi Phong, có núi Hang Sung, ở độ cao 3m so với mặt ruộng, khắc văn bia với nội dung nói về công việc bảo tồn, cấm phá núi đá tại địa phương. Dựa vào vách núi đá nhẵn, người xưa đem quét lớp vôi trắng làm nền để viết bia. Hình thức gồm 05 dòng: 03 dòng trước gồm 06 chữ,  02 dòng sau gồm 05 chữ, nội dung như sau: 

Chữ Hán Nôm: